Trà Vinh: Báo tin giả bị cướp để hoãn trả nợ
Ngày 4.3, Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc chỉ định nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025. Tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh gồm 19 người (khuyết 8). Trong đó, Ban Thường vụ gồm 8 người (khuyết 1).Cụ thể, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau được phân công giữ chức Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh. Bà Huỳnh Thị Thanh Loan, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Cà Mau, giữ chức Phó bí thư Thường trực Đảng ủy.Ông Trương Đăng Khoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đảm nhận vai trò Phó bí thư Đảng ủy chuyên trách. Ông Hồ Văn Chung, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, kiêm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy.Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau cũng chỉ định ông Phan Hoàng Vũ, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, tham gia Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.Cũng tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Cà Mau cũng đã công bố quyết định thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cơ quan Đảng tỉnh, chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Ủy ban Kiểm tra. Chị Hà Ngọc Thảo, Bí thư Chi đoàn Tỉnh đoàn, được chỉ định giữ chức Bí thư Đoàn các cơ quan Đảng tỉnh.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Hồ Hải đề nghị Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh sớm xây dựng quy chế làm việc, kiện toàn các vị trí còn khuyết, tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tổ chức bộ máy, chỉ đạo đại hội Đảng các cấp. Ông Hải nhấn mạnh việc sắp xếp tổ chức không chỉ nhằm tinh gọn bộ máy mà còn giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cũng lưu ý, phần lớn các lãnh đạo cấp ủy của Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh là kiêm nhiệm nên công việc có thể bị ảnh hưởng. Vì vậy, các cán bộ chuyên trách cùng với đội ngũ tham mưu, giúp việc cần phát huy tinh thần trách nhiệm, bảo đảm công tác được triển khai liên tục, hiệu quả, tránh tình trạng gián đoạn hoặc xáo trộn.Trường ĐH mở ngành ồ ạt, đóng chóng vánh
Tiếng pháo hoa đêm giao thừa
Ngày 1.2, UBND H.Kon Plông (Kon Tum) cho biết, trong kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (tính đến ngày 31.1, tức mùng 3 tết) đã có khoảng 200.000 lượt du khách đến với Măng Đen, doanh thu đạt hơn 71 tỉ đồng.Cũng theo UBND H.Kon Plông, trên địa bàn có 139 cơ sở lưu trú với 1.250 phòng, công suất phục vụ 6.000 lượt khách/ngày đêm. Trong đó, các cơ sở lưu trú hầu hết tập trung ở TT.Măng Đen (H.Kon Plông). Bà Bạch Thị Mân, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum, cho biết năm nay khách đến Măng Đen đông hơn vì hoa anh đào nở rộ đúng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Lý do quan trọng hơn là Khu du lịch Măng Đen đã xây dựng được thương hiệu là điểm đến "an toàn, thân thiện, mến khách"; có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo; cách phục vụ chu đáo với phương châm lấy khách là trung tâm phục vụ. Thương hiệu này đã được khẳng định trong lòng du khách.Cũng theo bà Mân, khu du khách đến với Măng Đen, người đồng bào tại chỗ cũng đã được hưởng lợi thông qua các hoạt động phục vụ du lịch, biểu diễn cồng chiêng, kinh doanh đặc sản địa phương. Nhờ đó, người đồng bào dân tộc thiểu số ở Măng Đen sẽ tích cực bảo tồn văn hoá, giúp văn hoá đồng bào các dân tộc thiểu số được lưu truyền rộng khắp.Để bảo đảm có chỗ cho khách lưu trú, H.Kon Plông đã huy động phòng nghỉ dự phòng ở khu vực lân cận, sẵn sàng đưa khách về ở nếu cơ sở lưu trú tại Măng Đen quá tải. Cùng với đó, UBND H.Kon Plông đã tổ chức các chương trình văn hoá, văn nghệ tại 2 địa điểm là chợ phiên Măng Đen và khu phố đêm Măng Đen (TT.Măng Đen) phục vụ du khách xuyên suất trong dịp tết. Tại đây, các ca sĩ, nghệ sĩ, ban nhạc nhóm múa biểu diễn các tiết mục đặc sắc. Đan xen trong các chương trình này là các tiết mục biểu diễn cồng chiêng, múa xoang, biểu diễn nhạc cụ saxophone, t'rưng, đàn đá… Đặc biệt, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đúng vào dịp hoa anh đào ở Măng Đen nở rực rỡ đã thu hút đông đảo du khách tới ngắm hoa anh đào.
Theo đó, Bộ GD-ĐT đã triển khai đến Sở GD-ĐT TP.HCM kế hoạch kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm tại TP.Đoàn kiểm tra của Bộ sẽ tiến hành kiểm tra một ngày trong thời gian từ ngày 3 đến 20.3 (Bộ GD-ĐT sẽ thông báo trực tiếp tới Sở GD-ĐT ngày kiểm tra cụ thể); kiểm tra trực tiếp tại Sở GD-ĐT, một số phòng GD-ĐT, một số cơ sở giáo dục phổ thông.Bộ sẽ kiểm tra công tác chỉ đạo, quản lý của Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT và việc triển khai thực hiện tại các cơ sở giáo dục về việc triển khai thực hiện Thông tư số 29 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý hoạt động dạy thêm học thêm theo thẩm quyền trách nhiệm.Trong kế hoạch, Bộ kiểm tra thực tế tại trường THCS và THPT sau đó sẽ làm việc với Sở GD-ĐT cùng các quận, huyện.Cũng trong công văn triển khai kế hoạch kiểm tra về dạy thêm, học thêm, Bộ yêu cầu Sở GD-ĐT báo cáo số lượng các cơ sở dạy thêm đã được cấp phép; Thuận lợi, khó khăn, các giải pháp sở đã thực hiện để quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trước khi Thông tư 29 được ban hành. Từ khi Thông tư 29 được ban hành và có hiệu lực thì số lượng tổ chức/cá nhân mới đăng ký kinh doanh ra sao? Thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện Thông tư 29.Đồng thời báo cáo công tác phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND TP ban hành quy định về dạy thêm, học thêm; Việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho các nhà trường, các tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn.Trên cơ sở báo cáo, Sở GD-ĐT cần đưa ra đánh giá chung về ưu điểm, thuận lợi, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân khi triển khai thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm. Từ đó Sở GD-ĐT nêu đề xuất kiến nghị Chính phủ, Bộ và UBND TP (nếu có).Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, thông tin Sở GD-ĐT đã thành lập 5 đoàn kiểm tra về việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm. Theo đó, 5 đoàn kiểm tra sẽ thực hiện kiểm tra các trường công lập bậc THCS, THPT, cơ sở dạy thêm ở 22 quận, huyện về công tác quản lý dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.Đồng thời, theo ông Minh, các đoàn kiểm tra này sẽ thực hiện việc kiểm tra các trung tâm kỹ năng sống có thực hiện đúng nội dung được cấp phép hay không?Bên cạnh việc kiểm tra các cơ sở thực hiện quy định dạy thêm, học thêm, mong muốn của Sở GD-ĐT TP.HCM nhằm kịp thời phát hiện, xử lý và đề xuất những giải pháp phù hợp đối với các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Thông tư 29.
Đường như ruộng
Trở về cùng đội tuyển Việt Nam vào chiều 6.1, Xuân Son được đưa đến Trung tâm Y học Thể thao Vinmec - địa chỉ uy tín, đã từng điều trị chấn thương cho nhiều cầu thủ Việt Nam.Sau khi tiến hành các kiểm tra chuyên sâu và hội chẩn chuyên gia, Vinmec xác định vết thương của Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu. Kết quả hội chẩn ghi nhận: Xuân Son bị gãy kín phức tạp 1/3 giữa thân hai xương cẳng chân, có mảnh rời lớn. Các bác sĩ tại Trung tâm Y học Thể thao Vinmec đã quyết định phương pháp phẫu thuật kết hợp xương kín bằng đinh nội tủy có chốt dưới màn hình tăng sáng.Đây là giải pháp phẫu thuật ít xâm lấn, giúp giảm thiểu tổn thương mô mềm và đảm bảo phục hồi nhanh chóng. Ca phẫu thuật bắt đầu từ 20 giờ 18, đến 21 giờ 43 thì hoàn tất. Bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật là giáo sư Trần Trung Dũng, giám đốc Chuyên ngành chấn thương chỉnh hình & cơ xương khớp thuộc hệ thống y tế Vinmec.Bác sĩ chia sẻ: "Chúng tôi vừa kết thúc ca mổ cho Xuân Son. Về cơ bản đây là một chấn thương khá nặng: gãy hai mảnh rời rất lớn, một mảnh 3 cm, một mảnh 7 cm. Chúng tôi mong muốn giúp bạn ấy phục hồi nhanh nhất. Về chấn thương xương, chúng tôi thực hiện kỹ thuật đóng đinh nội tủy, không mở ổ gẫy. Về cơ bản là giữ được giải phẫu, không làm xô lệch các mảnh gẫy, không cần thiết phải mở ổ gẫy ra. Vì vậy thời gian cuộc phẫu thuật kéo dài hơn mức bình thường, rơi vào khoảng 1 tiếng rưỡi. Quá trình mổ được kiểm tra bằng siêu âm và CT, đảm bảo các yêu cầu của giải phẫu, nắn chỉnh và cố định. Cho tới hiện tại, ca mổ đã thành công tốt đẹp.Sau khi mổ xong, bệnh nhân tỉnh lại sẽ được đưa về phòng và ngay lập tức được sử dụng các phương pháp trị liệu. Bao gồm: trị liệu lạnh, vận động mát xa tại chỗ. Ngày mai 7.1, bệnh nhân có thể tập di chuyển bằng nạng hoặc xe lăn. Sau đó, tới khu Chấn thương chỉnh y học thể thao Vinmec, để tập luyện với các dụng cụ chuyên biệt".Chị Marcele Seippel, vợ của Xuân Son, chia sẻ trước khi chồng lên bàn mổ: “Tất nhiên tôi rất lo lắng, nhưng tôi hiểu rằng trong thể thao, chấn thương là điều khó tránh khỏi. Điều quan trọng nhất là tôi hoàn toàn tin tưởng vào các bác sĩ của Vinmec. Họ đã chăm sóc gia đình tôi, và con trai chúng tôi cũng được sinh tại đây!”Xuân Son sẽ được chuyển sang khu vực hồi sức tích cực để theo dõi và đánh giá tình trạng. Nhiều khả năng Xuân Son sẽ mất khoảng 3 tháng mới có thể tập nhẹ trở lại. Và có thể thêm thời gian khoảng ít tháng để anh trở lại sân cỏ.